Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi?

Việc sử dụng người lao động cao tuổi không còn là chuyện hiếm ngày nay. Tuy nhiên, điều kiện để sử dụng người lao động cao tuổi cũng như việc đảm bảo những chế độ liên quan cho đối tượng lao động này thì vẫn có nhiều rắc rối. Bài viết này, Investpush sẽ cung cấp toàn bộ vấn đề liên quan đến người cao tuổi khi tiếp tục làm việc như một người lao động.
Thứ nhất, Người cao tuổi là những ai?
Theo quy định Luật người cao tuổi thì người cao tuổi là công dân việt nam từ đủ 60 tuổi trở lên
Thứ hai, Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động là người cao tuổi khi đảm bảo những điều kiện sau:
a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc;
c) Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động;
d) Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm;
đ) Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc.
Bên cạnh đó, việc sử dụng người lao động cao tuổi còn cần đảm bảo những điều kiện riêng biệt trong từng ngành nghề cụ thể. ( Nếu cần tư vấn chi tiết về ngành nghề cụ thể vui lòng liên hệ 19006216 để được tư vấn miễn phí)
Thứ ba, Về chế độ bảo hiểm
 Về việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội:
Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
– Về việc tham gia đóng bảo hiểm y tế:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng”  thì được tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả. Do đó, người lao động và người sử dụng lao động cũng không phải tham gia bảo hiểm y tế cho đối tượng này.
– Về việc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định:
“Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc chi trả cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:
Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định“.
Như vậy, Khi sử dụng người lao động là người cao tuổi, người sử dụng lao động cần nắm rõ những quy định nêu trên để tránh những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG – INVESTPUSH LEGAL
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *