Định tội danh "Giết người" có hợp lý ?

Em đang làm bài tập có nội dung như sau:
Vào khoảng 12h20 ngày 21.10.2015, Anh P điều khiển xe máy đến cửa hàng ở thị xã Tỉnh T để mua áo quần thì gặp Lê Thanh  Anh L (30 tuổi, trú thị xã Tỉnh T). Thấy  Anh L nhìn mình với thái độ khó chịu nên  P hỏi: “Làm gì mà anh ngăm em dữ rứa? (ghê vậy )” thì bị  Anh L đánh ngã sấp xuống nền nhà.
Bực tức,  P đứng dậy dùng tay đánh mạnh vào vùng đầu của  Anh L. Lúc này, tay  P đang cầm chìa khóa nên phần mũi chìa khóa đã trúng vào thái dương của  Anh L làm thủng xương hộp sọ. Hoảng sợ,  P bỏ trốn rồi sau đó ra đầu thú.
 Anh L sau khi bị đánh chảy nhiều máu, được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Tại phiên tòa,  P không thừa nhận tội danh giết người mà chỉ nhận hành vi dùng chìa khóa đánh vào đầu nạn nhân. Tuy nhiên, HĐXX TAND tỉnh Tỉnh T vẫn quyết định tuyên phạt Anh P 20 năm tù; đồng thời phải bồi thường tổng số tiền hơn 266 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.
Luật sư cho em hỏi việc định tội danh như vậy đã đúng chưa? Và Pháp luật quy định như thế nào về việc khám nghiệm tử thi ạ?

Tư vấn pháp luật hình sự
Phân tích

  1. Căn cứ pháp lý
  • Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH/2017 hợp nhất Bộ luật hình sự (“Văn bản hợp nhất số 01”)
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015
  • Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986
  • Nghị quyết số 41/2017/QH14
  1. Nội dung tư vấn

1) Việc định tội danh giết người của HĐXX TAND tỉnh Tỉnh T
Mâu thuẫn giữa  P và  Anh L nảy sinh khi  P bị  Anh L đánh ngã sấp xuống nền nhà sau khi  P hỏi: “Làm gì mà anh ngăm em dữ rứa?”. Với việc đáp trả của  P dùng chìa khóa xe đánh mạnh vào vùng thái dương đã gây ra cái chết cho  Anh L do bị thủng xương sọ dẫn tới chảy nhiều máu có phải là hành vi giết người hay không thì cần phải xem xét 4 yếu tố cấu thành tội phạm đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan.
Theo quan điểm của Investpush Legal, việc định tội danh “Giết người” đối với anh  P là chưa phù hợp. Hành vi của anh  P chỉ cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134 Văn bản hợp nhất số 01 với các phân tích như sau:
Về mặt khách thể, hành vi của anh  P dùng tay cầm chìa khóa đánh vào đầu của anh  Anh L xâm phạm đến sức khỏe của anh  Anh L, dẫn tới cái chết cho anh  Anh L đã xâm phạm nghiêm trọng tới tính mạng cho nạn nhân. Như vậy, hành vi đã gây ra hậu quả nghiệm trọng cho xã hội
Về mặt chủ thể. anh  P đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thể hiện qua việc anh  P trên 16 tuổi và không rơi vào trường hợp tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Thế nhưng. Anh  P vốn dĩ có hành vi đáp trả lại là do trước đó bị anh  Anh L đánh ngã sấp xuống nền nhà. Như vậy, có thể xác định anh  P thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được không.
Theo giải thích tại Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn: “Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động  đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.”
Hành vi đánh sấp mặt xuống nền nhà không là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng và nó cũng không có tính chất đè nén, kéo dài, lặp đi lặp lại làm cho anh  P bị kích động, không tự kiềm chế được. Do đó, anh  P không được xem xét là thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Về mặt khách quan. Thứ nhất, anh  P đã có hành vi trái pháp luật tác động vào đầu anh  Anh L. Anh  P dùng tay đang cầm chìa khóa đánh mạnh vào đầu của anh  Anh L một cái. Mũi chìa khóa trên tay anh  P trúng vào thái dương của anh  Anh L. Đầu là một bộ phận nhạy cảm, trọng yếu gắn liền với sự sống trên cơ thể. Thái dương là bộ phận nguy hiểm khi đánh vào có thể dẫn đến chết người. Thứ hai, công cụ anh  P dùng để thực hiện hành vi là chiếc chìa khóa xe. Phần mũi chìa khóa không nhọn như mũi con dao thông thường, và tính gây sát thương của nó là không cao. Vì vậy, đây không phải là công cụ nguy hiểm. Thứ ba, hậu quả mà hành vi trái pháp luật của anh  P là cái chết của anh  Anh L. Thứ tư, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của anh  P và hậu quả mà hành vi đó gây ra. Theo báo cáo của Bệnh viện thì đến ngày 17/11/2015, nạn nhân tử vong do vết thương quá nặng, vỡ hộp sọ, xuất huyết não.
Về mặt chủ quan, Anh  P thực hiện hành vi cố ý gây thương tích với lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi, anh  P là người có năng lực trách nhiệm hình sự nên nhận thức được rõ đây là bộ phận quan trọng, nếu dùng chiếc chìa khóa xe tác động vào vùng đầu có thể dẫn xâm hại sức khỏe, gây thương tích cho anh  Anh L. Tuy nhiên, lỗi đối với hậu quả gây chết người trong trường hợp này là lỗi vô ý. Tại thời điểm thực hiện hành vi cũng như xem xét hành vi bị anh  Anh L đánh ngã sập mặt xuống nền nhà, không có dấu hiệu nào cho rằng anh  P có thái độ thù tức tới mức muốn giết người. Việc gây chết người không phải là mong muốn của anh  P.
2) Chọn luật áp dụng đối với hành vi của anh  P
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự quy định về tôi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏa của người khác như sau
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
…………..

  1. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Tại quy định mới Điều 134 Văn bản hợp nhất số 01 có sự thay đổi hình phạt đối với tội này như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác41

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
  2. a) Làm chết người;
  3. b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  4. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  5. d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Như vậy, so sánh 2 quy định trên có thể thấy hình phạt được quy định tại Điều 104 nhẹ hơn so với Luật mới. Do đó, căn cứ vào Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 thì trong trường hợp trên, Văn bản hợp nhất số 01 được áp dụng
Điều 2. Việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015

  1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng như sau:
  2. a) Tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018;
  3. b) Các điều khoản của Bộ luật Hình sựnăm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01tháng 01 năm 201mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích;

3) Về quy định pháp luật liên quan đến thủ tục “khám nghiệm tử thi”
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quy trình khám nghiệm tử thi tại chương XIV. cụ thể:
Thứ nhất, Về thẩm quyền tiến hành khám nghiệm tử thi
 Thủ tục khám nghiệm tử thi được giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
Thứ hai, Những công việc cần tiến hành trong quá trình khám nghiệm .
– Chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản.
– Lập biên bản khám nghiệm tử thi và đảm bảo yêu cầu sau:
Biên bản được lập theo mẫu thống nhất có ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
Biên bản phải có chữ ký của giám định viên pháp y, người chứng kiến, kiểm sát viên, điều tra viên, giám định viên kỹ thuật hình sự(nếu được mời). Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
 Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án
– Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.
Thứ ba, đánh giá những dấu vết trên thân thể.
Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.
Trong quá trình thực hiện, nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.
Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo trình tự đã phân tích
Như vậy, người tham gia tố tụng được biết nội dung của kết quả điều tra và có quyền nhận xét, bổ sung nội dung biên bản. và nội dung nhận xét bổ sung được ghi vào biên bản.
Thứ tư, về vấn đề thực nghiệm điều tra
Thực nghiệm điều tra có thể được tiến hành khi cơ quan điều tra nhận thấy cần xác minh tình tiết, tài liệu có ý nghĩa lien quan đến vụ án.
Trân trọng./
INVESTPUSH LEGAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *