14 tuổi có được tự ý mua điện thoại riêng không ?

 
Tình huống:
A là học sinh lớp 8 (14 tuổi) được bố mẹ cho phép sử dụng một điện thoại đen trắng để có phương tiện liên lạc với gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, A tiết kiệm được 5 triệu đồng và do nhu cầu chơi game A tự ý đến cửa hàng B mua một chiếc smartphone giá 5 triệu đồng. Đến lớp A thấy C rất thích chiếc điện thoại này nên A tặng cho C. Bố mẹ A sau khi biết chuyện đã rất bực tức và muốn trả lại điện thoại cho cửa hàng để lấy tiền lại. Hãy giải quyết tình huống trên ?

Giao dịch dân sự của người chưa thành niên
Trả lời:

  1. Căn cứ pháp lý
  • Bộ luật dân sự 2015
  1. Luật sư tư vấn

Thứ nhất, về giao dịch của A với cửa hàng B
Xét thấy, 14 tuổi là lứa tuổi đang trong giai đoạn đi học và A được sự chăm sóc đầy đủ của bố mẹ. Bên cạnh đó, A đã được bố mẹ cung cấp phương tiện liên lạc phù hợp, Nhu cầu sử dụng điện thoại của A vào mục đích chơi game không được coi là nhu cầu thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của A. Vì  vậy, “ khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý” (khoản 3 điều 21 Bộ luật dân sự 2015). 
Theo đó, giao dịch dân sự giữa A và cửa hàng bán điện thoại là giao dịch dân sự vô hiệu và do đó hai bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, tức là A phải trả điện thoại này lại cho cửa hàng B và cửa hàng này trao trả đầy đủ số tiền ban đầu mà A đã đưa. Kết luận này dựa trên căn cứ pháp lý sau đây:
Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;”

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được quy định như sau:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Thứ hai, về giao dịch giữa A và C
Bản chất là giao dịch thực hiện trên hợp đồng không có đền bù, điều này có nghĩa là A tặng cho C chiếc điện thoại mà không đòi hỏi lại bất cứ lợi ích vật chất nào từ C và được C đồng ý. C là người chiếm hữu ngay tình chiếc điện thoại mà A đã mua bởi vì tại thời điểm nhận chiếc điện thoại từ A, C có căn cứ nghĩ rằng mình có quyền đối với chiếc điện thoại (Điều 180 BLDS 2015).
Vì vậy, căn cứ quy định tại Điều 167 Bộ luật dân sự 2015 “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản
Như vậy, do hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự giữa A và cửa hàng B vô hiệu cho nên cửa hàng B có quyền đòi lại điện thoại từ C.

         Trẻ em có được tự ý mua điện thoại
Các bên có thể giải quyết hậu quả pháp lý theo hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Các bên thỏa thuận giải quyết trên cơ sở tự nguyện
Bố mẹ A có thể giải thích để C hiểu rõ quy định pháp luật về giao dịch dân sự mà A đã thực hiện và tự nguyện trả lại điện thoại cho A. Sau đó, Bố mẹ A trao đổi với cửa hang B để hai bên thực hiện thỏa thuận theo yêu câu của bố mẹ A.
Trường hợp 2: Nộp hồ sơ yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Bố mẹ A chuẩn bị hồ sơ yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Hồ sơ bao gồm:     

  • Đơn yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
  • Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu: hóa đơn mua hang giữa A và cửa hàng B, Giấy khai sinh của A….

Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân quận. huyện nơi thực hiện giao dịch dân sự.
KẾT LUẬN:
Người chưa thành niên có quyền được mua điện thoại bằng số tiền được phép sử dụng Tuy nhiên, giao dịch mua điện thoại chỉ hợp pháp khi việc mua điện thoại là phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cần phải có trong đời sống hằng ngày của người chưa thành niên.
Trân trọng./
INVESTPUSH LEGAL
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *