Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 – Một giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.

Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang áp đảo về số lượng và cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê, dựa trên quy mô lao động và tài sản kinh doanh thì 97% số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Khối doanh nghiệp này đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu việc làm.
Tuy nhiên, với quy mô đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Tiêu biểu có thể kể đến đó là: tiếp cận vốn vay, trình độ công nghệ, sức cạnh tranh trên thị trường, khả năng giải quyết tranh chấp, v.v…
Nhận thấy tiềm năng của khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hiểu rõ những khó khăn trên, ngày 12/6/2017 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ ba.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua với tỷ lệ tán thành 83,50% (Nguồn ảnh: Báo Thanh niên Online)

Biện pháp hỗ trợ

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được kỳ vọng sẽ thật sự hỗ trợ ở mức tối đa cho các doanh nghiệp chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế. Vì thế, Luật đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ quan trọng, có thể góp phần giải quyết các khó khăn chung của khối doanh nghiệp này. Việc hình thành các quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo… cho thấy, Nhà nước thật sự mong muốn thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp “ở thế yếu” này.
Nội dung quan trọng của Luật này được quy định tại Chương II: 7 biện pháp hỗ trợ chung (gồm tiếp cận tín dụng, thuế, mặt bằng, công nghệ – kỹ thuật, thị trường, thông tin – tư vấn pháp lý, nguồn nhân lực) và 3 nhóm biện pháp hỗ trợ có mục tiêu (doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sang tạo, cụm liên kết ngành – chuỗi giá trị). Bên cạnh đó, Luật còn quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kể trên.

Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy thành phần kinh tế tư nhân làm trụ cột.
Như đã nêu ở trên, khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm lượng lớn trong thành phần kinh tế tư nhân, cho thấy, khi mà khối này phát triển thì kinh tế tư nhân cũng sẽ phát triển. Vì vậy, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời không những thực hiện hoạt động hỗ trợ mà còn góp phần trong công cuộc phát triển bền vững nền kinh tế.

Hiệu lực của luật

Luật hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018. Kể từ đây, hy vọng rằng các biện pháp mà Luật đề ra sẽ được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo giữ đúng tinh thần mà Luật nêu lên.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

Bạn đang tham khảo bài viết về pháp luật Doanh nghiệp có tiêu đề “Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – Một giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.”. Bài viết được thực hiện dựa trên yêu cầu của khách hàng có sự biên tập để nội dung rõ ràng hơn. Với sự tư vấn trên đây, hy vọng rằng chúng tôi đã giúp bạn giải quyết được vướng mắc.
Tư vấn nêu trên chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Quý khách hàng, người truy cập tuyệt đối không được coi là ý kiến pháp lý chính thức cuối cùng của Luật sư để giải quyết hoặc làm việc với bên thứ 3. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ email contact@investpush.com Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp để được giải đáp miễn phí và chính xác nhất.
Trân trọng./
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP – INVESTPUSH LEGAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *