Lý và tình trong hành vi giết con mới đẻ?

“Giết con mới đẻ ” – Chắc hẳn những ngày vừa qua, dư luận đã rất xôn xao về vụ việc xảy ra ở thạch thất hà nội rạng sáng ngày 14/6/2017. Vụ án đã được khởi tố nhưng ai là thủ phạm thì vẫn còn là ẩn số. Investpush không đi sâu vào vụ việc cụ thể nêu trên bởi chưa có bất kỳ văn bản chính thức nào từ phía cơ quan có thẩm quyền kết luận về vụ việc này.
Vì vậy, Bài viết này, Invetspush Legal chỉ để cập đến một quy định đã được áp dụng trong Bộ luật hình sự năm 1999(sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Bộ luật hình sự năm 2015 theo đó:
Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định tại điều 94 như sau:
Điều 94. Tội giết con mới đẻ
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tại Điều 214 như sau:
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

  1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Nội dung hai điều luật mặc dù không trùng khớp nhưng căn cứ hướng dẫn cụ thể của Tòa án thì Cấu thành tội phạm giết con mới đẻ được quy định  như sau:
Về chủ thể, tội giết con mới đẻ là chủ thể đặc biệt chỉ là người mẹ. Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, chỉ có thể người mẹ mới có thể lâm vào tình trạng tâm sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con.
Nhưng ngay cả mẹ của nạn nhân cũng chỉ được coi là chủ thể của tội này khi người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con mình mới đẻ ra. Nếu vì lí do khác mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Về hành vi phạm tội, người mẹ mới sinh có hành vi giết con mới đẻ hay có hành vi vứt bỏ, bỏ rơi đứa con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết ( ở hành vi vứt bỏ con mới đẻ này đòi hỏi phải có hậu quả chết người trong khi người mẹ nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của đứa con nhưng vẫn để mặc hậu quả xảy ra hay chấp nhận hậu quả đó. Do vậy, nếu hành đứa trẻ mới đẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ phải bị chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, nếu người mẹ có hành vi tước đoạt tính mạng đứa trẻ hoặc có hành vi vứt con mới đẻ, nhưng đứa trẻ mà không chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ và như vậy, tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt.
Về nạn nhân của tội giết con mới đẻ, pháp luật có quy định trẻ sinh ra từ ngày thứ 8 trở đi sẽ không còn được gọi là con mới đẻ nữa. Khi này, nếu người mẹ ảnh hưởng nặng nề của tâm lí hay hoàn cảnh đặc biệt mà giết con thì sẽ không còn thuộc quy định của tội giết con mới đẻ nữa mà sẽ chịu TNHS về tội giết người theo quy định pháp luật.
Vậy trong vụ việc đang gây xôn xao dư luận nêu trên, nếu áp dụng đúng quy định nêu trên thì người mẹ có thể đối diện với việc bị khởi tố về hành vi giết người.
Tình ở đâu?
Theo lời trích dẫn từ một bài báo điện tử , TS Dương Minh Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai khi được hỏi về vụ việc ở Thạch thất cho rằng, rối loạn tâm thần sau sinh là một mã bệnh gồm nhiều bệnh khác nhau, có ba nhóm bệnh chính thường gặp hơn ở người sau sinh: Rối loạn loạn thần sau sinh, trầm cảm sau sinh và một số phản ứng nhất thời sau sinh. Ngoài ra còn nhiều hành vi rối loạn khác, mức độ thường nhẹ hơn.
Mỗi một rối loạn có những dấu hiệu biểu hiện khác nhau. Rối loạn loạn thần có hoang tưởng, rối loạn ảo giác, rối loạn cảm xúc hành vi, nặng hơn có thể một số rối loạn liên quan tỉnh táo của ý thức.
Cũng theo TS Tâm, trầm cảm sau sinh là bệnh lý những năm gần đây xuất hiện nhiều, có xu thế tăng lên, đã có những thống kê các bà mẹ trầm cảm sau sinh có hiện tượng giết con, rồi mới tự sát.
Trầm cảm sau sinh khác loạn thần sau sinh. Loạn thần sau sinh có thường hành vi nguy hiểm với chính bản thân mình hoặc người xung quanh còn trầm cảm sau sinh, nếu ở mức độ nặng thường có ý tưởng tự sát. Trước khi tự sát thường giết người thân hoặc giết người có ảnh hưởng trực tiếp đến mình.
Một loại nữa là phản ứng nhất thời sau sinh. Đó là xuất hiện những người bình thường, có bực tức gì đó với gia đình nhà chồng, ai đó, nhất thời có hành vi dại dột.
Tuy nhiên, Trầm cảm sau sinh thường người bệnh thấy mệt mỏi, chán chường, buồn bã, người bệnh cố gắng vượt qua, nhưng nếu không vượt qua được mới tìm đến cái chết, nhưng không chết ngay. Trước chết họ vẫn còn thương con, thương chồng, mình mất đi rồi thì con mình bơ vơ, không ai chăm, chồng thiệt thòi. Vì thế người bệnh không tự sát. Nếu cố gắng mãi không vượt qua được suy nghĩ đó thì họ tự sát. Nhưng trước tự sát thì họ thường giết con, giết chồng, người thân.
Hành vi của những bà mẹ có hành vi nêu trên có thể thấy không còn nằm ở sự kiểm soát lý trí hay những suy nghĩ tình cảm của người mẹ dành cho con. Bản chất của hành vi là kết quả tất yếu của một loại bệnh. Khi nhận ra được sự mất mát ấy vào thời điểm có thể kiểm soát được hành vi của mình thì nỗi đau của những bà mẹ ấy còn nhiều hơn rất nhiều lần so với sự thương xót của những người trong và ngoài cuộc khác.
Vì vậy, trong thực tiễn đường lối xét xử đối với loại tội phạm này chủ yếu nhằm giáo dục để người mẹ thấy trách nhiệm của mình đối với đứa con do mình đẻ ra, chống lại tư tưởng lạc hậu, những tàn dư của chế độ cũ. Chỉ nên truy tố, xét xử những trường hợp cần thiết.
Bạn đang tham khảo bài viết về hình sự có tiêu đề “Lý và tình trong hành vi giết con mới đẻ?”. Bài viết được thực hiện nhằm cung cấp cho bạn đọc tài liệu tham khảo. Bạn đọc, người truy cập tuyệt đối không được coi là ý kiến pháp lý chính thức cuối cùng của Luật sư để giải quyết hoặc làm việc với bên thứ 3. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ email contact@investpush.com Tổng đài tư vấn hình sự miễn phí để được giải đáp miễn phí và chính xác nhất. 
Trân trọng./
BỘ PHẬN TƯ VẤN HÌNH SỰ – INVETSPUSH LEGAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *