Mất tiền cho vay vì quá tự tin với "thế chấp"?

Bạn cho vay và được họ trao cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm là bạn có thể an tâm ? Ai đó chắc chắn hơn bạn có thể đã có hợp đồng vay và yêu cầu công chứng hợp đồng vay có bảo đảm bằng quyền sử dụng đất của bên vay. Như vậy liệu đã chắc chắn? Khi bên vay không thể trả nợ cho bạn thì quyền sử dụng đất đã thế chấp cho bạn có thuộc về bạn? Một vấn đề tưởng chừng rất đơn giản và vô cùng phổ biến hiện nay nhưng thực tế không ít người cho vay khốn đốn với phần tài sản đã được ghi rõ: ” Trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì tài sản thế chấp thuộc về bên cho vay”

RỦI RO PHÁP LÝ HOÀN TOÀN CÓ THỂ LOẠI BỎ NGAY TỪ KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG!

Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 đối với hợp đồng cho vay không bắt buộc lập thành văn bản hay công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, khi giao dịch vay có dùng tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thì cần tuân thủ những quy định sau đây:
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực..”
( khoản 3, Điều 167 Luật đất đai 2013 )
Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm”
(Điều 298 Bộ luật dân sự 2015)
Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
( Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm)
Điều 5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.”
( Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm)
Như vậy, Khi thực hiện giao kết hợp đồng cho vay với phương thức bảo đảm là thế chấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất người cho vay cần thực hiện các thủ tục pháp lý sau:

  • Soạn thảo hợp đồng cho vay do hai bên thỏa thuận ghi rõ nội dung thế chấp
  • Tiến hành rà soát hợp đồng để loại bỏ, thay đổi những điều khoản trái quy định pháp luật, không bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên
  • Thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng
  • Đăng ký biện pháp bảo đảm
  • Kiểm tra tính hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm

ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM Ở ĐÂU? TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ

Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất được thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai)
Thủ  tục đăng ký như sau:

  1. Về phương thức đăng ký

Cá nhân có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có thể lựa chọn một trong bốn phương thức sau:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp trực tiếp;
  • Qua đường bưu điện;
  • Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

2. Nhận kết quả đăng ký và thông tin về biện pháp bảo đảm
Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:

  • Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;

  • Qua đường bưu điện;
  • Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.

CHÚ Ý:
 Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. Thời hạn được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
2. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Khi đảm bảo trình tự nêu trên thì việc mất khả năng trả nọ của bên vay không hoặc gây thiệt hại nhỏ cho bên cho vay. Ngược lại, phần tài sản bên vay đồng ý thế chấp sẽ không có giá trị pháp lý.
Hãy liên hệ email contact@investpush.com để INVESTPUSH tư vấn miễn phí cho bạn một hợp đồng vay có bảo đảm bằng tài sản hợp pháp và chặt chẽ nhất.
Trân trọng./
Investpush Legal

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *