Mức phạt khi khai sai số tiền mang theo khi xuất – nhập cảnh?

QUY ĐỊNH MỨC TIỀN MANG THEO KHI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH PHẢI KHAI BÁO

1. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt cá nhân phải khai báo Hải quan cửa khẩu là trên 5.000 USD (Năm nghìn Đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và trên 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
2. Cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (gọi chung là Tổ chức tín dụng được phép) cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Đó là nội dung hướng dẫn tại Công văn 6521/NHNN-QLNH triển khai áp dụng các quy định mới của Thông tư15/2011/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính – Tổng cục Hải quan phối hợp thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn hành khách tại các cửa khẩu quốc tế

TỪ 1/8/2017 THAY ĐỔI MỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VI PHẠM

Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vphạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Cụ thể, mức xử phạt đối với từng hành vi được quy định như sau:
1. Người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
3. Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.
Các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh bao gồm: người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy chứng minh biên giới vi phạm các quy định về khai hải quan hoặc vi phạm quy định về mang ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh
Theo đó, Giá trị tang vật vi phạm được xác định như sau:
Trị giá tang vật vi phạm là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ, vàng, tiền Việt Nam không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật

CÁC TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ KHÔNG BỊ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 9 NGHỊ ĐỊNH 45/2016/NĐ-CP

Các trường hợp mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý trái phép khác qua biên giới thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định;
b) Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng:
a) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 7, 8, 9, 13 và Điều 14 Nghị định này;
b) Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện vận tải nước ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng mà không phải là tội phạm.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;
b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng;
c) Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
6. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4; Điểm a, Điểm d Khoản 5 Điều này; trừ trường hợp tang vật vi phạm thuộc diện bị buộc tiêu hủy theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này.
7. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này.”
KẾT LUẬN:
1. Số tiền mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh phải khai báo Hải Quan

  • Đối với trường hợp cá nhân mang theo tiền mặt trên 5.000 USD (Năm nghìn Đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và trên 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam) phải khai báo Hải quan
  • Riêng đối với Cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương phải khai báo Hải quan cửa khẩu KHI có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (gọi chung là Tổ chức tín dụng được phép).

2.  Mang vượt mức tiền được cho phép mang theo hoặc khai sai số tiền mang theo đều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên
 Bài viết đăng tải nhằm mục đích tham khảo, không có giá trị pháp lý như sự tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Bạn đọc nên có sự trao đổi với Luật sư trước khi áp dụng. Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí qua email contact@investpush.com.
Trân trọng./.
BAN BIÊN TẬP – INVESTPUSH LEGAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *