Đăng ký khoản vay nước ngoài doanh nghiệp cần thủ tục gì?

Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là Khoản vay tự vay tự trả) và Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nưc ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của Bên đi vay. Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục nào để những khoản vay đó không phát sinh rủi ro pháp lý. Hãy Cùng INVETSPUSH tư vấn cho tập đoàn N.K.T tại Tp. HCM để có được câu trả lời.
Nội dung câu hỏi:
Tập đoàn N.K.T là doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia góp vốn đầu tư với doanh nghiệp X.  Công ty có nhu cầu vay vốn ngoại tệ từ nước ngoài với số vốn vay lớn hơn vốn đầu tư – khoản vay trung hạn. Công ty chúng tôi xin câu hỏi với mong muốn xin ý kiến hướng dẫn và giúp đỡ từ Invespush legal với hai nội dung sau:

  1. Quy định về mức vay ngoại tệ tối đa là bao nhiêu không? Có khống chế số tiền vay với vốn đầu tư không?
  2. Thủ tục vay tiền và cơ chế đảm bảo khoản vay tránh khỏi những rủi ro pháp lý?

Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn Quý Công ty đã gửi câu hỏi về cho LUẬT SƯ INVESTPUSH. Với câu hỏi của doanh nghiệp, Luật sư tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một snội dung về quản lý ngoại hi đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
  • Thông tư 12/2014/TT-NHNN v điu kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

2. Hướng giải quyết
Trước hết, doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì cần đảm bảo về điều kiện vay quy định tại thông tư 12/2014/TT-NHNN như sau:
Đi với Bên đi vay không phải là doanh nghiệp nhà nước:
(i) Trường hợp Bên đi vay có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phn chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư;
(ii) Trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.”
Về câu hỏi thứ nhất, Quy định về mức vay ngoại tệ tối đa là bao nhiêu không? Có khống chế số tiền vay với vốn đầu tư không?
Mức vay tối đa đối với bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp là tập đoàn N.K.T được quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2014/TT-NHNN như sau:
Trong trường hợp này, giới hạn mức vay của Bên đi vay trên tng kim ngạch vay phục vụ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đó tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay trong doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn.”
Như vậy, mức vay tối đa không được vượt quá tỷ lệ góp vốn của N.K.T vào doanh nghiệp X.
Về câu hỏi thứ hai, Thủ tục vay tiền và cơ chế đảm bảo khoản vay tránh khỏi những rủi ro pháp lý ?
Bước 1:  Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư 03/2016/TT-NHNN trong thời hạn 30 ngày kể từ:

  • Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc ngày ký văn bản bảo lãnh đối với trường hợp khoản vay có bảo lãnh hoặc ngày ký thỏa thuận rút vốn bằng văn bản đối với trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn;
  • Ngày ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay tự vay tự trả theo quy định là khoản vay ngắn hạn được gia hạn ma tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm;
  • Ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với khoản vay tự vay tự trả theo quy định là khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Ngoài ra, bên đi vay có thể lựa chọn hình thức nộp trực tuyến trên trang điện tử www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.
Bước 2: Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài trong thời hạn:

  • 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay, hoặc;
  • 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay đối với trường hợp khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2014/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;

Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
Lưu ý: Đối với các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2014/TT-NHNN, thủ tục đăng ký khoản vay đồng thời là thủ tục đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận khoản vay; văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài đồng thời là văn bản chấp thuận khoản vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bước 3: Ngân hàng Nhà nước/Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước kiểm tra hồ sơ, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử hoặc tạo mã khoản vay và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Chế độ báo cáo thống kê khoản vay nước ngoài của bên đi vay
Báo cáo định kỳ:
Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, Bên đi vay phải  báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện các Khoản vay ngắn, trung và dài hạn theo mẫu tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này bằng hình thức trực tuyến hoặc gửi trực tiếp.
Báo cáo đột xuất:
Các trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, bên đi vay, ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài khoản thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Đảm bảo rủi ro pháp lý: N.K.T cần nắm rõ phương án sản xuất, báo cáo hoạt động của doanh nghiệp X trước khi thực hiện đầu tư. Từ đó cũng là cơ sở để quyết định số vốn đầu tư vào doanh nghiệp X quyết định mức vay tối đa được phép áp dụng. Trong quá trình đăng ký khoản vay nước ngoài cũng cần thực hiện đầy đủ thủ tục. Luật sư nên theo sát quá trình thực hiện đầu tư và đăng ký khoản vay cho đến khi thanh toán xong khoản vay.
3. Kết luận
Đăng ký khoản vay nước ngoài ngoài thủ tục pháp lý về điều kiện vay, trình tự vay thì vấn đề thuế liên quan đến chi phí hợp lý cũng cần được quan tâm. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm về bài viết liên quan đến vấn đề này tại bài viết:

  • Chi phí lãi vay đối với khoản vay vốn nước ngoài ?

Bạn đang tham khảo bài viết về pháp luật Doanh nghiệp có tiêu đề “ Đăng ký khoản vay nước ngoài doanh nghiệp cần thủ tục gì ?”. Bài viết được thực hiện dựa trên yêu cầu của khách hàng có sự biên tập để nội dung rõ ràng hơn. Với sự tư vấn trên đây, hy vọng rằng chúng tôi đã giúp bạn giải quyết được vướng mắc.
Tư vấn nêu trên chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Quý khách hàng, người truy cập tuyệt đối không được coi là ý kiến pháp lý chính thức cuối cùng của Luật sư để giải quyết hoặc làm việc với bên thứ 3. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ email contact@investpush.com để được giải đáp miễn phí và chính xác nhất.
Trân trọng./
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP – INVESTPUSH LEGAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *