Trước đây, khi cơ chế liên thông trong thủ tục hành chính về doanh nghiệp chưa có hiệu lực thì việc thực hiện dự án đầu tư, thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài gặp nhiều vấn đề rắc rối về nội dung và thủ tục hành chính. Hiện nay,Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP được hướng dẫn bởi thông tư 02/2017/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 15/6/2017 được INVESTPUSH tổng hợp những điểm mới sau:
Các trường hợp thực hiện cơ chế liên thông bao gồm:
- Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tạiĐiều 22 Luật Đầu tư,
- Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phầnvốn góp theo quy định tạiKhoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
- Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài điều chỉnh đồng thời nội dung đăng ký doanh nghiệp và nội dung đăng ký đầu tư, bao gồm:
- a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh đồng thời thay đổi mục tiêu dự án đầu tư;
- b) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp đồng thời thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- c) Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp đồng thời thay đổi vốn đầu tư của dự án đầu tư;
- d) Thay đổi thành viên, thông tin cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp đồng thời thay đổi thông tin nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nguyên tắc áp dụng trong cơ chế liên thông được quy định như sau:
- Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế liên thông theo quy định tại Thông tư này hoặc thực hiện từng thủ tục theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Nhà đầu tư tự kê khai hồ sơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, số lượng bộ hồ sơ đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh phối hợp, trao đổi thông tin và chỉ yêu cầu nhà đầu tư nộp một bản trong trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có sự trùng lặp giấy tờ, bao gồm:
- a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân có giá trị pháp lý tương đương đối với trường hợp nhà đầu tư là cá nhân;
- b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức;
- c) Văn bảnủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, Cơ quan đăng ký đầu tư lưu giữ bản do nhà đầu tư nộp và có trách nhiệm gửi bản sao giấy tờ nêu trên cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Bản sao do Cơ quan đăng ký đầu tư cung cấp được xem là bản sao hợp lệ theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện như sau:
Trong cùng ngày làm việc với ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư số hóa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua Hệ thống thông tin xử lý liên thông.
Định kỳ hàng tuần, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư gửi bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cùng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy đã tiếp nhận cho Cơ quan đăng ký kinh doanh để lưu hồ sơ theo quy định.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thông qua Hệ thống thông tin xử lý liên thông, Cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, gửi thông tin đến Hệ thống thông tin đăng ký thuế để tạo mã số doanh nghiệp và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong cùng ngày làm việc với ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư.
Thời hạn Trả kết quả cho nhà đầu tư
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. Trường hợp có nhu cầu, nhà đầu tư có thể nhận trước Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, khi thực hiện dự án đầu tư mới doanh nghiệp cần nắm rõ cơ chế liên thông này để có thể tránh được những phiền phức trong quá trình nộp hồ sơ, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp tốt hơn.
Bạn đang tham khảo bài viết về pháp luật doanh nghiệp nước ngoài có tiêu đề “ Điểm mới khi thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài ?”. Bài viết được thực hiện dựa trên yêu cầu của khách hàng có sự biên tập để nội dung rõ ràng hơn. Với sự tư vấn trên đây, hy vọng rằng chúng tôi đã giúp bạn giải quyết được vướng mắc.
Tư vấn nêu trên chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Quý khách hàng, người truy cập tuyệt đối không được coi là ý kiến pháp lý chính thức cuối cùng của Luật sư để giải quyết hoặc làm việc với bên thứ 3. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ email contact@investpush.com – Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp nước ngoài để được giải đáp miễn phí và chính xác nhất.
Trân trọng./
BỘ PHẬN TƯ VẤN DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI – INVESTPUSH LEGAL