Thi hành án dân sự – Đòi quyền nuôi con còn nan giải ở đâu ?

Ly hôn hiện nay không còn là thủ tục khó khăn hay lạ lẫm nữa. Để chấm dứt quan hệ hôn nhân thì chỉ cần có quyết định hoăc bản án có hiệu lực pháp luật nhưng những vấn đề liên quan đến ly hôn không chỉ nằm ở việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân mà còn là con cái. Khi đã có con chung thì sau khi ly hôn quyền nuôi con cũng là cả hành trình gian nan mặc dù đã có những phán quyết mang tính cưỡng chế với đầy đủ nội dung Quyền nuôi con thuộc về ai.

CĂN CỨ ÁP DỤNG QUYỀN NUÔI CON VÀ TRÌNH TỰ GIAO CON CHO NGƯỜI CÓ QUYỀN ?

Quyền nuôi con sau khi ly hôn được áp dụng dựa trên nguyên tắc được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định pháp luật, kể từ thời điểm bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì nội dung liên quan đến quyền nuôi con sau khi ly hôn do các bên tự nguyện thi hành. Trong trường hợp một bên có yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ có quyền cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng theo bản án, quyết định sau khi phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
Trong trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

THỰC TẾ THỰC HIỆN CÒN ĐIỀU GÌ BẤT CẬP?

Quy định pháp luật đã rất rõ ràng và cụ thể, tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm soát việc người đang nuôi dưỡng người chưa thành niên về địa chỉ cư trú, nơi nuôi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương còn chưa thực sự vào cuộc một cách đầy đủ từ sự tư vấn để đương sự tự nguyện giao con cho người có quyền nuôi dưỡng cho đến trách nhiệm pháp lý khi cố tình không giao con cho người có quyền. Vấn đề nuôi con là vấn đề nhạy cảm và liên quan rất nhiều đến sự lo ngại tổn thương về tâm lý cho trẻ vì vậy, hiện nay thực trạng bản án đã có nhưng lại không thực hiện được rất nhiều.
Theo quy định pháp luật việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không giao con là có đủ căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, trước giờ rất hiếm khi xảy ra bởi đây là vụ việc về con người, xét cả lý và tình thì tâm lý của người không có quyền nuôi con theo bản án, quyết định của tòa cũng rất đáng được quan tâm. Yếu tố tình cảm cũng luôn được các nhà làm luật tính đến khi đưa ra quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Việc áp dụng pháp luật không nghiêm minh như hiện nay cũng là do yếu tố này.

KHÔNG GIAO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CÓ BỊ KHỞI TỐ KHÔNG?

Căn cứ quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 23 Luật thi hành án dân sự và điều 304 bộ luật hình sự thì hành vi này có thể bị khởi tố hình sự về tội không chấp hành án. Theo đó, khung hình phạt được quy định như sau:
” Điều 304. Tội không chấp hành án
Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
Trân trọng./
Investpush Legal
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *