4 Thủ thuật tra cứu nhãn hiệu nhanh chóng ?

[MÁCH NHỎ] Thủ thuật tra cứu nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu
INVETSPUSH LEGAL Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt những doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu sản phẩm sang một nước khác, nếu không tiến hành tra cứu trước thông tin sở hữu trí tuệ có liên quan đến sản phẩm đó như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, v.v. thì dễ bị gặp rắc rối tạm giữ hàng tại cửa khẩu hoặc bị khởi kiện tại toà án, đòi bồi thường thiệt hại. Phải biết được một cách chắc chắn sản phẩm dự định xuất khẩu không xâm phạm, không trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác đã được đăng ký tại nước sở tại. Nếu tìm được một số sáng chế hoặc nhãn hiệu có nhiều khả năng gây ra xung đột hoặc xâm phạm quyền sở trí tuệ đã tồn tại trước, cần phải tra cứu kỹ tình trạng pháp lý và đánh giá mức độ xâm phạm để cân nhắc các giải pháp đối phó phù hợp.
Sau khi đã phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Bảng Nice 10 thì việc tra cứu nhãn hiệu cần được tiến hành ngay. Theo đó, thường có một số dạng tra cứu nhãn hiệu phổ biến như sau :
– Tra cứu trùng lặp (giống hoàn toàn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó);
– Tra cứu tương tự.
– Nguyên tắc chung để đánh giá tính tương tự của hai nhãn hiệu :
* Tương tự về cấu trúc
* Tương tự về ý nghĩa
* Tương tự về cách phát âm
* Tương tự về hình thức thể hiện, các yếu tố hình của nhãn hiệu
* Tương tự về nhóm sản phẩm/dịch vụ

Một số kỹ thuật tra cứu nhãn hiệu cơ bản
– Sử dụng ký tự thay thế *,? để tìm các nhãn hiệu có cùng chung tiền tố/hậu tố hoặc có chung một yếu tố xác định;
– Thay thế các âm tiết có cách phát âm gần giống nhau để tra cứu các nhãn hiệu tương tự về cách phát âm ( tr-ch, ph-f, x-s-sh, i-y,l-n …);
– Để tránh bỏ sót nhãn hiệu tương tự nhau về ngữ nghĩa, cần xác định danh từ tương ứng trong các ngôn ngữ khác nhau (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán…);
– Cần phân biệt 2 loại nhãn hiệu: nhãn hiệu không có nghĩa (tự tạo ra bằng cách ghép các âm tiết lại) và nhãn hiệu có ngữ nghĩa xác định, từ đó sử dụng các kỹ thuật tra cứu thông tin phù hợp.
Khi so sánh hai nhãn hiệu được coi là tương tự nhau, cần kết hợp hai yếu tố là bản thân chính nhãn hiệu đó và nhóm sản phẩm, dịch vụ. Nhãn hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó chỉ gồm toàn bộ các dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu đã được thể hiện như mẫu nhãn hiệu ghi trong văn bằng bảo hộ đối với cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ đã quy định trong phân loại quốc tế Nixơ.
Tra cứu nhanh chóng và chính xác là cơ sở để việc đăng ký bảo hộ được thuận lợi hơn. Investpush đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tra cứu cũng như thực hiện dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho những đối tác lớn.
Tư vấn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên hệ email contact@investpush.com
Bạn đọc tham khảo thêm một số bài viết về quyền sở hữu công nghiệp sau:

  1. Cách xác định tính mới đối với kiểu dáng công nghiệp ?
  2. Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ và thực hiện dịch vụ trọn gói?

Bạn đang tham khảo bài viết về Sở hữu trí tuệ có tiêu đề “ Mẹo nhỏ để đăng ký nhãn hiệu nhanh và chính xác nhất ”. Tư vấn nêu trên chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Quý khách hàng, người truy cập tuyệt đối không được coi là ý kiến pháp lý chính thức cuối cùng của Luật sư để giải quyết hoặc làm việc với bên thứ 3. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ email contact@investpush.com Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ miễn phí để được giải đáp miễn phí và chính xác nhất.

Trân trọng./

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ – INVESTPUSH LEGAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *