Chắc hẳn những ngày vừa qua vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản giữa người bị hại tố cáo là ông Cao Toàn Mỹ và hoa hậu Trương Hồ Phương Nga đã nhận được sự quan tâm rất nhiều từ dư luận. Trong phiên xét xử 15:00 ngày 29/6/2017 quyết định Nga được tại ngoại đã có. Vậy căn cứ nào để áp dụng tại ngoại với Nga sau khi đã bị tạm giam từ ngày 19/3/2015. Invetspush Legal sẽ cung cấp thông tin pháp lý về căn cứ áp dụng tại ngoại với Nga và Dung.
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn như sau:
“Điều 79. Các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.”
“Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.”
Trong diễn biến xét xử tại hai phiên tòa vừa qua những lập luận và lời khai của Phương Nga đã cho thấy có rất nhiều tình tiết chưa được làm rõ và có những dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng. Bên cạnh đó, Trương Hồ Phương Nga và Dung, tại phiên xét xử đã cho thấy sự thành khẩn khai báo và không có dấu hiệu cho thấy khả năng bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Vì vậy, Tòa án nhân dân Tp.HCM đã áp dụng thay thế áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú theo quy định tại Điều 91 bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:
“Điều 91. Cấm đi khỏi nơi cư trú
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập.
Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó.
3. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”
Lời bình: Về phía Investpush, chúng tôi nhận thấy việc thay đổi biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” đối với Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung là hoàn toàn hợp pháp, hợp lý, hợp tình. Mặc dù còn rất nhiều những tình tiết cần được làm rõ trong đó còn có những yếu tố nhạy cảm trong hoạt động tố tụng theo lời khai của Nga thì lệnh thay thế biện pháp ngăn chặn của Tòa Án đã cho thấy sự công bằng đã được thể hiện trong nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Còn nhiều khía cạnh trong vụ án này cần được bàn luận và phân tích cụ thể hơn. Hãy đồng hành cùng INVESTPUSH trong những bài viết tiếp theo về chủ đề này.
Tham khảo một số bài viết về hình sự:
1. Quan hệ tình dục khi nào là hiếp dâm?
2. Giết con mới đẻ phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Trân trọng./.
PHÒNG HÌNH SỰ – INVESTPUSH LEGAL