CÓ 1 CHIẾC XE CHẮN NGANG LỐI ĐI VÀO NHÀ BẠN. LIỆU BẠN CÓ ĐƯỢC QUYỀN TỰ DI DỜI HOẶC TỰ Ý ĐẬP VỠ CỬA KÍNH?
Chiều 2/7, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh chiếc ô tô hiệu Innova bị đập vỡ kính trước và chiếc gương chiếu hậu trên phố Trúc Khuê (phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội).Vào thời điểm trên, chủ nhà lái xe ô tô Ranger Rover về nhà thì không vào được do chiếc xe Innova chắn ngang trước cửa. Bức xúc trước hành vi trên, người đàn ông này đã cầm cục bê tông đập kính trước và hai gương chiếu hậu của xe Innova.
VẬY AI ĐÚNG AI SAI? VỀ LÝ THẾ NÀO? VỀ TÌNH RA SAO?
Quy định pháp luật về dừng, đỗ xe được thể hiện tại các văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Cụ thể:
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 thì:
- Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
- Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Trong trường hợp tại Phố Trúc Khê có thể hiểu chủ phương tiện đang thực hiện hành vi đỗ xe.
Việc đỗ xe phải tuân thủ quy định sau:
– Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
– Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
– Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
– Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
– Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
– Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Khi đỗ xe không tuân thủ quy định nêu trên thì chủ phương tiện bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP bởi các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền và tất nhiên không bao gồm cá nhân bị cản trở tham gia giao thông.
Khi hành vi đỗ xe trái quy định gây cản trở cho việc tham gia giao thông thì cá nhân bị ảnh hưởng cần làm gì?
- Nếu không xác định được chủ sở hữu phương tiện bạn nên tới trình báo tới đội CSGT gần nhất để lập biên bản và hỗ trợ bạn trong việc lưu thông
- Nếu xác định được chủ sở hữu phương tiện bạn nên liên lạc với cá nhân đó chụp hình lại hiện trạng đỗ xe và có thể yêu cầu chủ phương tiện di chuyển tránh làm cản trở việc tham giao thông của bạn. Việc thông báo vi phạm có thể được thực hiện bởi một trong hai bên
Hậu quả gì xảy ra nếu bạn không lựa chọn một trong hai điều trên ?
Đối với sự việc diễn ra ngày 2/7 nêu trên, Do những yếu tố cảm xúc mà người đàn ông này đã cầm cục bê tông đập kính trước và hai gương chiếu hậu của xe Innova. Và vô tình người đàn ông này đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cụ thể:
Điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“ 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”
Khi giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng tài sản bị huy hoại hoặc làm hư hỏng từ 2 triệu đồng trở lên thì có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
“ Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từnăm trăm nghìn đồngđến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
….”
Như vậy, dù quyền đi lại bị cản trở nhưng khi không áp dụng đúng cách thức giải quyết cá nhân người đàn ông đập vỡ cửa kính ô tô vô tình đã trở thành hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi đỗ xe không đúng quy định đối với người Việt Nam hiện nay rất phổ biến đặc biệt là đối với những tài xế xe ô tô. Hành vi này cũng gây ra rất nhiều bức xúc cho những người xung quanh. Tuy nhiên, xét về tình thì những người bị cản trở bởi việc đỗ xe trái quy định nên có sự trao đổi mang tính chất nhắc nhở để di dời phương tiện nhanh chóng và để cá nhân chủ sở hữu phương tiện không tái phạm. Thay vì có những hành vi quá kích động không những không bảo vệ quyền lợi mà còn gây ra những rắc rối thậm chí là phát sinh trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự Vô tình đẩy chính người bị hại là người vi phạm.
Đừng quên LUẬT SƯ INVESTPUSH luôn đồng hành với các tài xế trên mọi nẻo đường qua email contact@investpush.com . Hãy để INVESTPUSH cùng bạn giải quyết mọi vấn đề để bạn không bao giờ vướng vào bất kỳ rủi ro pháp lý nào.
Tham khảo thêm một số bài viết:
Tư vấn nêu trên chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Quý khách hàng, người truy cập tuyệt đối không được coi là ý kiến pháp lý chính thức cuối cùng của Luật sư để giải quyết hoặc làm việc với bên thứ 3. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ email contact@investpush.com – Tổng đài tư vấn giao thông miễn phí để được giải đáp miễn phí và chính xác nhất.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – INVESTPUSH LEGAL