Làm sao để không vi phạm "Chống người thi hành công vụ"?

RANH GIỚI MONG MANH GIỮA KHÔNG CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ?
LÀM SAO ĐỂ CÔNG DÂN ĐƯỢC BẢO VỆ QUYỀN LỢI MỘT CÁCH HỢP PHÁP VÀ KHÔNG RƠI VÀO “BẪY” CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ?
30/6/2017 cộng đồng mạng nói chung và cư dân lái xe nói riêng chắc hẳn đã rất xôn xao về việc 1 chiếc xe container cố tình bỏ chạy và gây thương tích cho 1 chiến sĩ CSGT lâm vào tình trạng nguy kịch.
Vậy cần hiểu vụ việc này về mặt pháp lý như thế nào? Trách nhiệm pháp lý nào đặt ra đối với tài xế?
Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng Chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật hình sự quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự hiện hành.
Không phải ở mọi trường hợp người thi hành công vụ cũng áp dụng đúng quy định pháp luật để quản lý, kiểm soát, xử phạt những hành vi vi phạm vì vậy việc công dân có những thái độ ứng xử gay gắt khi hiểu rõ pháp luật và bất bình thậm chí phẫn nộ với những người thi hành công vụ là thường xuyên và rất phổ biến hiện nay. Ranh giới giữa vi phạm hành chính và hình sự trong trường hợp của Anh Châu trong Nội dung đưa tin trên báo Vietnamnet rất rõ ràng. Trong đó, có đoạn:
Lưu Văn Châu điều khiển trên QL1A, theo hướng Nam – Bắc đoạn qua địa phận xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc thì bị CSGT ra tín hiệu dừng để kiểm tra vì vi phạm tốc độ. Tuy nhiên, khi xuống xe, tài xế Châu đã cãi lại CSGT, không xuất trình giấy tờ và điều khiển xe bỏ chạy.
Chiếc xe đã húc vào lực lượng chức năng để bỏ chạy. Lúc này, thượng úy Nguyễn Anh Đức và thượng úy Lê Hồ Việt Anh đang đứng trước đầu xe.
Thượng úy Việt Anh bị húc văng ra ngoài bị thương nhẹ, còn thượng úy Đức thì đu bám vào gương chiếu trước đầu xe container.
Khi xe chạy được khoảng 200m thì tài xế container đánh lái sang trái làm thượng úy Đức rơi xuống đường, đập đầu xuống dải phân cách giữa khiến bị chấn thương nặng, nguy kịch.”
Việc CSGT yêu cầu Lưu Văn Châu dừng xe để kiểm tra có thể đúng hoặc trái quy định pháp luật. Vì vậy việc tài xế Châu tranh luận và không thực hiện nghĩa vụ xuất trình giấy tờ là trái quy định. Sự việc có lẽ chỉ dừng lại ở việc anh Châu không chấp hành hiệu lệnh yêu cầu dừng xe và xuất trình giấy tờ của CSGT. Nhưng hành vi của anh Châu đã cấu thành tội phạm quy định tại điều 257 BLHS như sau:
Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ

  1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm.
  2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm :a)  Có tổ chức;
    b) Phạm tội nhiều lần;
    c) Xúi giục, lôi kéo, kích động  người khác phạm tội;
    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    đ) Tái phạm nguy hiểm.

Mặt khách quan của tội phạm được quy định như sau:
Có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Vũ lực dùng trong trường hợp này không thuộc trường hợp nói tại Điều 93, 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:
+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém…)
+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.
+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.
+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…
– Tất cả các hành vi nói trên người phạm tội thực hiện đối với người thi hành công vụ là để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa định tội.
Hành vi chống người thi hành công vụ nếu gây thương tích hoặc làm chết cán bộ thi hành công vụ thì người phạm tội còn có thể bị truy cứu TNHS về các tội phạm tại Chương XII Bộ luật hình sự (tội cố ý gây thương tích, tội giết người…).
Như vậy, dù trong trường hợp CSGT yêu cầu dừng xe là trái quy định thì việc anh Châu húc xe vào lực lượng CSGT nhằm mục đích ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình đã cấu thành tội phạm. Theo đó, nếu có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 điều 257 nêu trên thì khung hình phạt được áp dụng từ hai năm đến bảy năm.
LÀM SAO ĐỂ CÔNG DÂN PHÂN BIỆT GIỮA KHÔNG CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG VÀ KHÔNG RƠI VÀO “BẪY” CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông là việc không tuân thủ yêu cầu của các lực lượng có thẩm quyền điều khiển giao thông thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm: (1) Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông; (2) Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra; (3) Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.
Qua trường hợp của anh Châu có thể thấy dù quyền lợi hợp pháp của anh châu có thể nằm ở việc anh Châu không buộc phải dừng xe và xuất trình giấy tờ mà chỉ cần tuân thủ theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và chứng minh yêu cầu dừng xe của CGST đối với Anh là trái pháp luật nhưng hành vi của Anh Châu không những không bảo vệ cho mình quyền lợi đó mà còn gây ra cho anh trách nhiệm pháp lý nặng nề.
Vì vậy, Trường hợp người điều khiển phương tiện bị yêu cầu dừng xe và kiểm tra hành chính không theo đúng quy định ( Xem thêm: 5 trường hợp cảnh sát giao thông được yêu cầu dừng phương tiện và kiểm tra hành chính ?) thì các tài xế cần bình tĩnh và cần thực hiện theo quy trình sau đây:

  1. Yêu cầu CSGT nêu rõ lý do, căn cứ pháp lý áp dụng việc dừng phương tiện. Tuân thủ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
  2. Khi lý do, căn cứ pháp lý áp dụng không đúng quy định thì không xuất trình giấy tờ liên quan và yêu cầu CSGT ghi rõ nội dung làm việc vào biên bản. Đọc và yêu cầu có chữ ký của cả hai bên ở biên bản
  3. Sao chụp lại hoặc ghi hình nội dung trao đổi trực tiếp và nội dung biên bản làm việc
  4. Làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu hành vi của CSGT là trái quy định pháp luật.

Đừng quên LUẬT SƯ INVESTPUSH luôn đồng hành với các tài xế trên mọi nẻo đường qua hotline 19006216. Hãy để INVESTPUSH cùng bạn giải quyết mọi vấn đề để bạn không bao giờ vướng vào bất kỳ rủi ro pháp lý nào.
Tham khảo thêm một số bài viết:

Tư vấn nêu trên chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Quý khách hàng, người truy cập tuyệt đối không được coi là ý kiến pháp lý chính thức cuối cùng của Luật sư để giải quyết hoặc làm việc với bên thứ 3. Mọi yêu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ email contact@investpush.com Tổng đài tư vấn giao thông miễn phí để được giải đáp miễn phí và chính xác nhất.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – INVESTPUSH LEGAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *