Huỳnh Văn Nén – Người tù thế kỷ. Bài viết này có lẽ không còn cần đề cập đến những tình tiết đã được giải quyết bởi các cơ quan có thẩm quyền từ khởi tố, thẩm tra và xét xử bởi sự việc đã kéo dài trong thời gian không hề ngắn. Một người vô tội bị buộc tội giết người, nhận tội và phủ nhận, điều tra lại và kết luận không có đủ căn cứ khởi tố đối với Ông Huỳnh Văn Nén. Người vô tội sau khoảng thời gian bị giam 17 năm với bản án chung thân đã được nhận bồi thường theo đúng quy định pháp luật bồi thường nhà nước.
LÁ ĐƠN YÊU CẦU TUYÊN BỐ CON TRAI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
Đó là yêu cầu của ông Huỳnh văn truyện – cha đẻ của ông Huỳnh Văn Nén. Lý do ông Truyện đưa ra như sau: Tại kết luận giám định pháp y tâm thần của Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa đã kết luận ông Nén hiện nay bị bệnh “Rối loạn cảm xúc không biệt định” (F39-ICD.10). Tỷ lệ thương tật là 21%. Nhiều người khi biết được bệnh tình và khả năng nhận thức của con tôi đã lợi dụng, buộc ông Nén thực hiện những việc trái pháp luật hoặc xác lập các giao dịch trái pháp luật trong khi con tôi trong thời gian bệnh tình không thể nhận biết được hậu quả hành vi của mình”
TUYÊN BỐ MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÓ HỢP LÝ KHÔNG?
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì Mất năng lực hành vi dân sự là tình trạng Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Tuy nhiên, bệnh “Rối loạn cảm xúc không biệt định” theo kết luận giám định có chứng minh được ông Nén đã mất hoàn toàn khả năng nhận thức về hành vi của mình. Theo những tư liệu về y học thì Rối loạn cảm xúc không biệt định khác được bao gồm cho COD của các triệu chứng cảm xúc không thoả mãn cho bất kỳ một rối loạn cảm xúc biệt định nào và khó lựa trọn giữa rối loạn trầm cảm không biệt định khác và rối loạn cảm xúc lưỡng cực không biệt định khác (ví dụ kích động cấp). Như vậy, trường hợp của Ông Nén nếu chỉ dựa trên kết luận của cơ quan giám định nêu trên thì chưa đủ căn cứ để xác định thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, Trường hợp của Ông Nén chỉ có thể được áp dụng hậu quả pháp lý đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”
AI CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN LÀ NGƯỜI GIÁM HỘ CỦA ÔNG: HUỲNH VĂN NÉN ?
Ai là người giám hộ cho ông Nén:
- Là người được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Ông: Huỳnh Văn Nén
- Phải được sự đồng ý của Ông Nén nếu Ông Nén có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu
- Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch
Người giám hộ của Ông HUỲNH VĂN NÉN được hưởng quyền lợi gì?
“Điều 58. Quyền của Người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.”
“Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.”
Có thể thấy quyền lợi đối với người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phụ thuộc theo quyết định của tòa án trong phạm vi luật định.
Đối với mức tiền bồi thường thiệt hại cả về vật chất và tinh thần cho cả ông Nén và người thân ông Nén là hơn 10 tỷ đồng thì số tiền được chuyển vào tài khoản đồng sở hữu của ông Huỳnh Văn Truyện và con gái ruột ông Truyện. Theo ông Huỳnh Văn Truyện, phần tiền bồi thường cho người thân của ông Nén đã được mọi người rút hết. Hiện tại trong tài khoản chỉ còn nguyên tiền bồi thường của ông Nén. Bên cạnh đó, ” Nhiều người khi biết được bệnh tình và khả năng nhận thức của con tôi đã lợi dụng, buộc ông Nén thực hiện những việc trái pháp luật hoặc xác lập các giao dịch trái pháp luật trong khi con tôi trong thời gian bệnh tình không thể nhận biết được hậu quả hành vi của mình” là lý do ông HUỲNH VĂN TRUYỆN nêu trong đơn yêu cầu gửi đến Tòa.
Có thể thấy, ” Lợi” đối với người giám hộ của ông HUỲNH VĂN NÉN có lẽ chỉ nằm ở việc được Tòa Án quyết định việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ và việc sử dụng tài sản đó trong việc chi tiêu cần thiết của người được giám hộ, chi trả chi phí quản lý tài sản…Tuy nhiên, Không thể phủ nhận việc có người giám hộ của Ông HUỲNH VĂN NÉN sẽ là điều kiện tốt nhất bảo vệ Ông NÉN trong tình trạng sức khỏe và nhận thức hiện tại.
Trên đây là những nghiên cứu và đánh giá pháp lý dựa trên kiến thức của người viết. Bài viết đăng tải nhằm mục đích tham khảo, không có giá trị pháp lý như sự tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Bạn đọc nên có sự trao đổi với Luật sư trước khi áp dụng. Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí qua email contact@investpush.com.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN DÂN SỰ – INVESTPUSH LEGAL