Sự việc diễn ra tại Đà Nẵng khi khoảng đầu tháng 5-2017, một loạt chủ khách sạn ở Đà Nẵng bày tỏ sự ngạc nhiên và phản đối khi VCPMC (Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam) tiến hành thu tiền tác quyền những tác phẩm âm nhạc phát trên ti vi ở các khách sạn, nhà hàng. Theo lập luận của chủ các khách sạn, họ đã mất tiền cho các dịch vụ truyền hình nên đương nhiên được sử dụng các dịch vụ trên ti vi, trong đó có các kênh về âm nhạc.
CĂN CỨ NÀO ÁP DỤNG CHO VIỆC THU TIỀN TÁC QUYỀN TÁC PHẨM ÂM NHẠC PHÁT TRÊN TIVI ?
Việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số; trong các hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại khác.
Việc thu tiền tác quyền từ tác phẩm biểu diễn trước công chúng hiện đang được áp dụng theo quy định tại điều 20 Luật sở hữu trí tuệ như sau:
” Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
Như vậy, việc thu tiền chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 20 nêu trên. Xét thấy, việc xem chương trình truyền hình trên tivi không thuộc các trường hợp nêu trên. Vì vậy, VCPMC thu tiền dựa trên căn cứ nêu trên là bất hợp lý, không phù hợp với quy định pháp luật.
Căn cứ quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý
Khách sạn, nhà hàng hoặc các cơ sở kinh doanh có mục đích thương mại khác đang sử dụng dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ truyền hình (được hiểu là tổ chức phát sóng). Theo quy định tại điều 31 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tổ chức phát sóng chương trình được quyền Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình và được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.”
Việc trả tiền nhuận bút khi sử dụng bản ghi âm ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại được quy định như sau:
” 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thoả thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, quy định pháp luật có sự không rõ ràng và bất hợp lý.
THU TIỀN VÌ SỰ NHẦM LẪN ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG, NHẬP NHẰNG TIỀN CHỒNG TIỀN!
Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu bao gồm:
1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thoả thuận với những người quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất cho cá nhân có quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu.
Về bản chất, đại diện doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải trả tiền cho nhà mạng để sử dụng dịch vụ, chứ không phải sử dụng các tác phẩm âm nhạc. Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh khách sạn không có nghĩa vụ trả tiền bản quyền như VCPMC đang tiến hành.
Với thực trạng này, hiện tượng Phí chồng phí là điều ai cũng có thể nhìn thấy được.
Trân trọng./
INVESTPUSH LEGAL